Bảo hiểm Việt Nam: doanh nghiệp nhỏ khó tồn tại (P2)

Tuy nhiên, trong cuộc chiến này, dường như không có chỗ cho những doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ. Bởi thực tế, các công ty bảo hiểm có được những hợp đồng bảo hiểm lớn đều là những doanh nghiệp nằm trong top đầu thị trường, có tiềm lực và quan trọng là tận dụng triệt để các thế mạnh vốn có (mối quan hệ thân tín của lãnh đạo doanh nghiệp, tầm ảnh hưởng của cổ đông lớn…).
Trong bài báo cáo trước cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông thường niên đầu tuần qua, ông Trần Trọng Dũng, Tổng giám đốc Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không - VNI (hiện đang đứng thứ 15 về thị phần bảo hiểm - theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam) cho biết, nguyên nhân khiến mảng doanh thu bảo hiểm hàng không năm 2016 không hoàn thành kế hoạch đề ra (đạt 87,45 tỷ đồng, hoàn thành 87% kế hoạch) là do chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp bảo hiểm lớn hơn.
“Sự cạnh tranh này dẫn tới tỷ lệ đồng bảo hiểm của VNI với khách hàng Vietnam Airlines trên hợp đồng bảo hiểm hàng không giai đoạn 2016-2017 chỉ còn 15%, trong khi tỷ lệ này giai đoạn 2015-2016 là 25%”, ông Dũng cho hay.
Thực tế, câu chuyện tìm đối tác lớn để chiếm lĩnh thị trường, thị phần là câu chuyện muôn thuở, diễn ra ở các nghiệp vụ bảo hiểm, kể cả bán lẻ và bán buôn. Vì thế, sự cạnh tranh là tất yếu và đặc biệt khốc liệt đối với cac cong ty bao hiem trong top đầu, bởi để có được vị trí cao đã khó, duy trì vị trí đó còn khó hơn.
Cac cong ty bao hiem, đặc biệt là nhóm dẫn đầu thị phần phải cạnh tranh gắt gao với nhau để phân chia từng miếng bánh nghiệp vụ bảo hiểm”, lãnh đạo một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thuộc top đầu cho hay.
Cũng theo vị lãnh đạo này, ở mảng bán lẻ, mảng nghiệp vụ mà hầu hết doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đều tham gia, nên phải cạnh tranh dữ dội để có thể “chen chân” vào từng show room ô tô, hãng xe, công ty vận tải…
Đối với mảng bán buôn, lãnh đạo một doanh nghiệp tầm trung thừa nhận, do nguồn đầu tư công hạn chế, công ty từ chối khai thác một số dịch vụ rủi ro cao…, nên mảng bảo hiểm kỹ thuật-tài sản, tàu thuyền của doanh nghiệp ông trong năm nay sẽ khó đạt kế hoạch đề ra do năng lực cạnh tranh còn thấp.
Chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán, đại diện của một số doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ cho hay, cũng bởi năng lực còn hạn chế cả về quy mô vốn (dưới 600 tỷ đồng) và kinh nghiệm, nên gặp nhiều khó khăn trong các dự án đấu thầu lớn.

Chưa kể, cạnh tranh gay gắt còn diễn ra ở mảng nhân sự, khi câu chuyện lôi kéo nhân sự khai thác bảo hiểm tốt từ công ty đối thủ vẫn tiếp diễn, bởi những nhân sự này thường có những khách hàng tiềm năng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lợi ích mạng xã hội đối với tuyển dụng nhân sự (P1)

Bảo hiểm ôtô: Điều quan trọng cần làm khi bị tai nạn xe hơi

Bảo hiểm Việt Nam: Tăng trưởng gần 20% trong nửa năm đầu (P1)