Siết chặt đối với các khoản thanh toán ở bảo hiểm Việt Nam (P1)

Theo thông tin được công bố từ Bộ Tài Chính Việt Nam, phương án khống chế hằng tháng ở mức 3 triệu đồng trên 1 người  đang đề xuất đối với mức trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ trong các công ty bảo hiểm tại việt nam.
Không nên áp chi phí cứng

Theo quy định hiện hành, đối với khoản chi phí mua bảo hiểm Việt Nam cho người lao động, được tính toàn bộ vào chi phí trước khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (DN). Việc này đảm bảo an sinh cho người lao động, qua đó thu hút, khuyến khích tạo động lực để người lao động yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với DN. Tuy nhiên, theo tờ trình dự thảo sửa đổi, Bộ Tài chính cho rằng trong quá trình thực hiện, một số DN, đặc biệt là DN nhà nước đã chi mua BHNT cho người lao động giá trị cao so với mức lương, thu nhập của công nhân viên. Nếu không khống chế mức mua bảo hiểm, DN sẽ hạch toán vào chi phí được trừ, ảnh hưởng đến việc nộp ngân sách, phần vốn nhà nước khi xác định giá trị DN.

Không chỉ BHNT, mức khống chế 3 triệu đồng/người/tháng là bao gồm cả mức trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Như vậy, số tiền mà cac cong ty bao hiem được phép mua dành cho phần BHNT còn thấp hơn mức 3 triệu đồng/người/tháng. Dự thảo nếu được thông qua, nghĩa là DN sẽ phải tính lại, loại trừ nếu các chi phí này vượt mức quy định. Đặc biệt, Bộ Tài chính còn đề xuất áp dụng hồi tố quy định này từ ngày 1.7.2016. Theo các DN, thông thường những hợp đồng BHNT có thời gian kéo dài 5 - 10 năm và đã được khấu trừ vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập DN. Nếu hồi tố thì mức chi phí đó ai sẽ gánh chịu? Hay quy định này bắt buộc DN phải dừng hợp đồng BHNT đối với người lao động?

Ngoài ra, quy định bỏ khống chế mức trần (1 triệu đồng/người/tháng) đối với khoản chi phí mua BHNT cho người lao động cũng chỉ mới được Bộ Tài chính áp dụng từ tháng 8.2015 đến nay. Nghĩa là sau 2 năm bộ này lại thay đổi là quá nhanh, khiến cho các DN trở tay không kịp.
Trên thực tế, việc mua BHNT cho người lao động chủ yếu được các DN áp dụng cho các nhân sự quản lý từ cấp trung trở lên, là một chính sách thu nhập tăng thêm để khuyến khích và thu hút lao động giỏi gắn bó lâu dài với công ty.

TS Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM, cũng cho rằng nếu Bộ Tài chính muốn siết mức trần số tiền mua BHNT của DN để kiểm soát chi phí thì phải công bố về cơ sở xác định số tiền này đã hợp lý chưa. Nên quy định tỷ lệ phần trăm dựa trên mức thu nhập của người lao động hoặc theo hướng khống chế số tiền đó được gấp bao nhiêu lần so với mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thì hợp lý hơn. Ngoài ra nên có chính sách khuyến khích các DN mua hợp đồng BHNT dài hạn cho người lao động hơn là hợp đồng thời hạn ngắn. Vì với các hợp đồng ngắn hạn thì DN cũng sẽ dễ dàng "lách" để khấu trừ chi phí hơn hợp đồng có kỳ hạn từ 10 năm trở lên…

Ngoài ra đối với các hình thức bảo hiểm phi nhân thọ khác như các công ty bảo hiểm xe ô tô,

bảo hiểm tai nạn,.... Không áp dụng hình thức khống chế này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lợi ích mạng xã hội đối với tuyển dụng nhân sự (P1)

Bảo hiểm ôtô: Điều quan trọng cần làm khi bị tai nạn xe hơi

Bảo hiểm Việt Nam: Tăng trưởng gần 20% trong nửa năm đầu (P1)